Tìm hiểu các bước để sản xuất vải polyester
Hiện nay vải polyester là một trong những loại vải phổ biến nhất, được dùng khá nhiều ở một số lĩnh vực. Vải poly thường có nhiều đặc tính nên được người tiêu dùng ưa chuộng, vậy vải poly là gì ? Quy trình sản xuất vải poly ra sao ? Xem qua bài viết sau cùng dịch vụ in vải poly T&T để hiểu rõ hơn nhé.
Tìm hiểu về loại vải polyester
Vải polyester (tên viết tắt là poly) đây là một loại vải sợi tổng hợp có nguồn gốc từ than đá, không khí và dầu mỏ. Loại vải này xuất hiện từ rất lâu và đã có một chỗ đứng vững chắc ở trên thị trường may mặc hiện nay. Vải này được chia làm 4 loại sợi chính bao gồm sợi xơ, sợi thô, sợi fiberfill, sợi filament, chúng được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực với những sản phẩm khác nhau.
Ngoài ra, nhiều người vẫn thường hay kết hợp vải poly với nhiều chất liệu khác nhằm hướng đến cung cấp sản phẩm cho mọi tầng lớp khách hàng.
Về lịch sử hình thành, vải Polyester tổng hợp đầu tiên xuất hiện trong phòng thí nghiệm của DuPont vào cuối những năm 1930. Đến năm 1951, loại vải này được thương mại hóa và từ đó về sau nó càng được phổ biến trên thị trường. Hiện nay vải poly có 2 dạng chính đó là PET và PCDT, trong đó dạng PET thường được ứng dụng nhiều do độ bền cao, có thể sử dụng độc lập hoặc có thể trộn với nhiều loại chất liệu khác nhau nhằm phát huy hết ưu điểm cũng như khắc phục được các nhược điểm của vải.
Poly hiện nay được dùng khá nhiều trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thời trang. Với khả năng giữ form dáng cực chuẩn, chống nhăn cao nên loại vải này được sản xuất nhiều trong việc tạo nên những bộ quần áo vải poly. Ngoài ra, vải poly còn được dùng khá nhiều trong sản xuất đồ nội thất như làm chăn ga gối đệm, làm rèm cửa, khăn khải bài, thảm,…
>> Có thể bạn quan tâm: xưởng in chuyển nhiệt
Tìm hiểu các bước để sản xuất vải polyester
– Bước 1, trùng hợp: tiến hành cho chất Dimethyl Terephthalate phản ứng với Ethylene Glycol và một số chất xúc tác khác trong nhiệt độ từ 150 – 210 độ C, sau phản ứng này sẽ thu được chất Monomer. Sau đó, cho chất này tiếp tục phản ứng với Axit Terephtalic và tăng nhiệt độ lên mức 280 độ C. Qua một thời gian sẽ thu được chất polyester nóng chảy, tiếp theo mang chúng đi ép thành 1 dải dài.
– Bước 2, làm khô: các dải poly sẽ được làm lạnh đến khi nào giòn lại, sau đó cho chúng vòa máy cắt để tạo thành những hạt nhựa nhỏ.
– Bước 3, kéo sợi: các hạt poly nhỏ sẽ tiếp tục nung chảy ở nhiệt độ từ 260 – 270 độ C tạo thành một dung dịch đặt sệt. Dung dịch sau đó sẽ cho vào một ổ phun sợi để đùn ép qua những lỗ nhỏ ở nhiều hình dạng khác nhau để tạo thành sợi vải. Trong suốt quá trình kéo sợi, sẽ có thêm một số hóa chất khác nhau nhằm tạo thêm tính năng cho vải như chống nắng, chống cháy, chất bám màu,…
– Bước 4, dệt vải: sợi poly thành phẩm sẽ chuyển sang công đoạn dệt thành những tấm vải và đem tiêu thụ trên thị trường.
Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết liên quan đến vải poly. T&T tự hào là công ty hàng đầu chuyên về in vải poly giá rẻ, uy tín hàng đầu tại TPHCM.
>> Mời bạn xem thêm: đơn vị in trên mọi chất liệu
Nhận xét
Đăng nhận xét